Hiệp định là gì?

Trong quá trình nghiên cứu Luật quốc tế, chúng ta thường nghe nhiều đến các hiệp định. Vậy hiệp định là gì? Hiệp định có đặc điểm như thế nào? Có các loại hiệp định nào? Ai có thẩm quyền kí kết hiệp đinh? Để nhằm giúp quý độc giả có thể hiểu ra hơn về vấn đề này, chúng tôi xin gửi đến quý độc giả những thông tin  dưới bài viết sau.

Mục lục bài viết

Hiệp định là gì?

Hiệp định là một loại điều ước quốc tế, tuy nhiên, pháp luật quốc tế không có quy định về khái niệm hiệp định.

[external_link_head]

Trên cơ sở quy định về điều ước quốc tế trong Công ước viên về Luật điều ước quốc tế 1969 và Luật điều ước quốc tế 2016 của Việt Nam, có thể hiểu hiệp định là thỏa thuận bằng văn bản được kí kết giữa các quốc gia , được pháp luật quốc tế điều chỉnh.

Ngoài việc giải đáp hiệp định là gì? chúng tôi tiếp tục cung cấp những thông tin hữu ích có liên quan đến hiệp định trong các phần tiếp theo của bài viết, do đó Quý vị đừng bỏ lỡ.

Đặc điểm của hiệp định?

Thứ nhất: Chủ thể của hiệp định

Chủ thể của hiệp định là các chủ thể của Luật quốc tế, bao gồm: các quốc gia, tổ chức quốc tế và các chủ thể khác của Luật quốc tế.

Thứ hai: Hình thức của hiệp định

– Hiệp định được kí kết dưới hình thức văn bản.

Xem thêm  Điểm sàn, chuẩn & kết quả xét tuyển ĐH mở Thành phố Hồ Chí Minh 2021

– Kết cấu của hiệp định bao gồm các phần: Lời nói đầu, nội dung chính, phần cuối cùng, phụ lục.

[external_link offset=1]

– Ngôn ngữ trong hiệp định: thông thường, với các hiệp định song phương thường được soạn thảo bằng ngôn ngữ của cả 2 bên (trừ khi có thỏa thuận khác). Riêng đối với các hiệp định đa phương phổ cập thường được soạn thảo bằng các ngôn ngữ làm việc chính thức của Liên hợp quốc đó là: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ả Rập.

Thứ ba: Nội dung của hiệp định

Nội dung của hiệp định là những nguyên tắc, quy phạm pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các bên kí kết, có giá trị pháp lí ràng buộc đối với các bên. Những nguyên tắc, quy phạm này phải được xây dựng trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên, xuất phát từ nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế là bình đẳng và tự nguyện.

Hiệp định là gì?

Phân loại hiệp định?

Có thể phân chia hiệp định thành nhiều loại trên cơ sở các căn cứ khác nhau, nhìn chung việc phân loại thường dựa vào các cơ sở sau:

– Căn cứ vào số lượng các bên tham gia kí kết: hiệp định đa phương, hiệp định song phương.

– Căn cứ vào lĩnh vực điều chỉnh: hiệp định về chính trị, hiệp định về kinh tế, hiệp định về quyền con người, hiệp định về các lĩnh vực hợp tác…

Xem thêm  thêu thùa in English – Vietnamese-English Dictionary

– Căn cứ loại chủ thể tham gia hiệp định: hiệp định được kí kết giữa các quốc gia, điều ước quốc tế được kí kết giữa quốc gia – tổ chức quốc tế, điều ước quốc tế được kí kết giữa tổ chức quốc tế – tổ chức quốc tế, điều ước quốc tế được kí kết giữa quốc gia, tổ chức quốc tế, chủ thể đặc biệt…

– Căn cứ vào phạm vi áp dụng: hiệp định khu vực, hiệp định phổ cập.

Thẩm quyền quyết định kí kết hiệp định?

Theo Khoản 1, 2 Điều 15 Luật điều ước quốc tế 2016 quy định về thẩm quyền, nội dung quyết định kí điều ước quốc tế như sau:

“1. Chủ tịch nước quyết định ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước.

[external_link offset=2]

2. Chính phủ quyết định ký điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.”

Ví dụ về hiệp định?

– Hiệp định thương mại tư do Việt Nam – EU (EVFTA).

– Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

– Hiệp định khu vực mậu dịch tự do Việt Nam và Liên minh Hải quan.

– Hiệp định ASEAN về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến Hiệp định là gì? Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý độc giả có thể liên hệ qua tổng đài tư vấn 0877074074 để được giải đáp nhanh chóng nhất. [external_footer]

Xem thêm  Doanh thu thuần là gì? Công thức tính doanh thu thuần chuẩn nhất 2021
Rate this post

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *