Handling Fee Là Gì? Tất Tần Tật Về Handling Fee

Handling Fee là gì? Phí handling fee do ai quy định?

Trong hoạt động giao thương quốc tế, hầu hết các lô hàng nhập khẩu hay xuất khẩu đều phải đóng phí handling. Không ít doanh nghiệp thắc mắc vì sao các hàng hoá của họ phải phải đóng thêm loại phụ phí này. Vậy handling charge hay handling fee là gì? Mức phí là bao nhiêu và ai sẽ có trách nhiệm đóng cho ai? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!

[external_link_head]

Mục lục bài viết

1. Phí Handling là gì? Khái niệm Handling fee

Trong ngành vận chuyển xuất nhập khẩu, handling là một loại phí được quy định bởi hãng tàu hoặc đơn vị forwarder. Các đơn vị shipper hoặc người nhận hàng sẽ chịu trách nhiệm thanh toán khoản phí này cho hãng tàu hoặc forwarder. Việc đóng handling fee nhằm bù đắp phí tổn cho các công việc take care lô hàng, điển hình như phí giao dịch giữa hàng tàu và đại lý, phí làm thủ tục D/O, phí làm manifest, phí khấu hao,…  

Handling Fee Là Gì? Tất Tần Tật Về Handling Fee

Bất cứ một lô hàng nào, dù lớn hay bé, số lượng nhiều hay ít, đơn vị hãng tàu hoặc forwarder đều phải bỏ công bỏ sức và dành thời gian để xử lý các thủ tục trên giúp bạn. 

2. Đặc điểm của phí Handling fee

Phí handling hay handling charge có những đặc điểm sau:

+ Đây là phụ phí mà chủ hàng hay đơn vị xuất khẩu hàng phải đóng cho hãng tàu hoặc công ty forwarder. 

+ Phí handling xuất hiện trong quá trình đơn vị forwarder tiến hành giao dịch với chi nhánh của họ ở nước ngoài với mục đích làm thủ tục với tư cách đại diện cho chi nhánh tại Việt Nam.

Xem thêm  Baby Adopter - Game Chăm Sóc Trẻ Em
[external_link offset=1]

+ Các thủ tục và quy trình mà đại diện chi nhánh thực hiện và tính công vào phí handling bao gồm như khai báo hải quan về lô hàng, đăng lý B/L, đăng ký D/O cùng nhiều thủ tục khác. 

Trên thực tế, các hãng tàu không tiến hành thu phụ phí handling charge . Tuy nhiên, một số hãng sẽ chủ định thu phí này thông qua đơn vị forwarder. Như vậy forwarder sẽ thu phí này từ chủ hàng và tính vào tổng phí vận tải đường biển. Bởi lẽ forwarder được chỉ định không được hưởng hoa hồng từ phí cước tàu trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Xem thêm: Quy trình làm hàng nhập của forwarder

3. Phân biệt handling fee và THC fee trong xuất nhập khẩu

Phí THC là phí quá quen thuộc với bất kỳ ai làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu quốc tế. Phụ phí xếp dỡ hàng hoá tại cảng là khoản phí được tính theo đơn vị các container để bù đắp các chi phí như xếp dỡ cont tại cảng, vận chuyển cont từ cầu tào vào bãi, phí quản lý của cảng,… Bạn nên hiểu rằng, phí THC có ở cả 2 đầu cảng, cả cảng xuất và cảng nhập. Tại cảng xếp, người có tránh nhiệm phải thanh toán phí THC là đơn vị nhận hàng đối với các terms như FAS, EXW, FCR.

Handling Fee Là Gì? Tất Tần Tật Về Handling Fee

Trong khí đó, đơn vị shiper sẽ thanh toán phí này tại cảng dỡ đối với các terms như DAT, DDP.

Xem thêm  عدد جديد من برنامج #عالحلوة_والمرة يأتيكم سهرة الأحد على الساعة 22:00 كونوا في الموعد | Website information tips

Để phân biệt THC fee và Handling Fee, bạn có thể hiểu rằng, THC là phụ phí tại cảng, phát sinh bởi quá trình làm việc tại cảng. Trong khi đó, Handling Fee là chi phí phát sinh do các forwarder thu để bù đắp cho chi phí làm thủ tục, chuyển giao hàng hoá. 

Xem thêm: BAF là phí gì?

4 .Có nên gộp phí handling fee vào phí vận tải biển?

Trên thực tế người ta sẽ tách riêng handling fee và cước vận tải bởi các lý do sau:

+ Hãng tàu và đơn vị forwarder cần tách riêng cước vận và phụ phí handling nhằm dễ dàng hơn tỏng việc thống kê doanh thu, chi phí bỏ ra. Hạn chế việc bị hao tổn, hạn chế tác động của việc biến động tiền tệ. Doanh nghiệp sẽ chi trả các phụ phí này dưới đồng tiền địa phương nhưng cước vận lại được tính theo đồng đô la Mỹ.

+ Việc bóc tách hai loại cước vận và phụ phí handling nhằn tăng cạnh tranh về giá cước. Hãng tàu hay đơn vị forwarder sẽ báo cước vạn cho khách với mức giá cực kì hợp lí mà không liên quan đến các phụ phí đi kèm.

+ Đối với đơn vị chủ hàng, việc tách riêng cước vận và phụ phí sẽ giúp họ biết đươc thực tế cước phí áp dụng đối với lô hàng là bao nhiêu. Từ đó cân đối các khoản phí đóng gói hàng và chi phí phát sinh khác trong suốt quá trình vận tải. 

Xem thêm  Cách tra cứu, kiểm tra số dư tài khoản Vietinbank nhanh nhất 2021

Xem thêm: Phí AMS là gì?

[external_link offset=2]

5. Một số phụ phí khác trong hoạt động xuất nhập khẩu

Ngoài handling fee, các đơn vị chủ hàng cần nắm rõ một số loại phụ phí khác để có thể ước lượng được tổng chi phí cần bỏ ra. Từ đó định giá chính xác lô hàng, tránh hao tổn không đáng có.

Một số loại phụ phí khác như:

+ CFS fee: đây là phí khai thác hàng lẻ, bao gồm chi phí cho các hoạt động như bốc xếp hàng từ cont sang kho, phí lưu kho cho các lô hàng lẻ, chi phí quản lý kho,…

+ DEM fee: đây là phí lưu bãi khi cont ở trong cảng. Sau thời gian quy định cont được phép ở trong cảng, chủ hàng sẽ cần thanh toán thêm chi phí lưu bãi, lưu kho cho thời gian tiếp theo. 

+ B/L fee: đây là chi phí phát hành vận đơn cho lô hàng. Việc phát hành bill không đơn giản chỉ là phí khi cấp bill of lading mà còn là chi phí để thực hiện các thủ tục khác như thông báo cho đại lý nhập về bill, theo dõi đơn hàng và tiến hành quản lý đơn hàng.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về handling fee. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến số điện thoại đường dây nóng hoặc truy cập website chính thức của Trường Phát Logistics! Sự hài lòng của quý khách là thành công của chúng tôi!

SĐT: 0877074074 / 0877074074

Website: Truongphatlogistics.com [external_footer]

Rate this post

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *