Đánh giá ePlay – mạng xã hội Việt chuyên về ứng dụng Android, nhiều tiện ích hay | Tinh tế

Đặc trưng của ePlay, như đã nói ở trên, là một dạng “mạng xã hội” cho phép bất kì ai cũng có thể đăng kí tài khoản và tham gia vào. Tuy nhiên, nội dung chính không phải là những lời tán gẫu như trên Facebook, thay vào đó là một đoạn giới thiệu ngắn gọn, xúc tích về tính năng ứng dụng, các bình luận, nhận xét hoặc đề xuất các ứng dụng Android mà họ cảm thấy hay. Ngay khi vừa chạy ePlay lên thì bạn sẽ thấy lời bình luận của những thành viên khác, kèm theo đó là một ảnh thu nhỏ và tên ứng dụng mà họ vừa nhận xét. Điểm mình thích đó là giao diện này cho cảm giác quen thuộc và gần gũi tương tự như Play Store chứ không phải là một thứ gì đó quá mới mẻ, không phải là một trang với đầy các dòng chữ bình luận. Giao diện Material của Android 5.0 cũng có mặt trên ePlay với các mảng màu đỏ đậm nổi bật và hiệu ứng mượt mà (nhưng sao thanh status bar không đổi màu?)

Với mỗi app hiện ra, bạn có thể xem được những thành viên viết gì về app, hay dở ra sao, có tính năng gì mới sau mỗi bản cập nhật, từ đó bạn có thể quyết định xem là có nên tải về dùng hay không. Ngay cả chính bản thân bạn cũng có quyền đánh giá app như bao người khác, đúng với ý tưởng về một mạng xã hội.

Ngoài ra, ePlay còn có hệ thống ranking để bạn đánh giá “sao” cho app, tất nhiên là app hay và tốt thì sẽ nhận được nhiều sao hơn là app dở và xấu. Số lượt người dùng ePlay đã từng tải về app này cũng sẽ thể hiện rõ ràng cho bạn xem. Cái hay của ePlay nằm ở chỗ này đây, nó giúp bạn biết trước về app mà không cần phải tải về cài vào máy của mình, vừa tiết kiệm thời gian lại vừa tiết kiệm tiền bạc (đối với những app có tính phí).

Xem thêm  Ứng Dụng Công Nghệ In 3D Vào Việc Gì? Bạn Có Muốn Biết?

Viet_cam_nhan.jpg

Nếu thích, bạn sẽ nhấn vào nút “Tải về từ CH Play”, khi đó trình Play Store trên máy của chúng ta sẽ chạy lên để bạn tải về miễn phí hoặc mua app tùy trường hợp. Như mình có nói ở đầu bài, mọi giao dịch tải về, mua bán đều thực hiện bằng Google Play nên bạn không phải lo về tình trạng app bị chèn mã độc, cũng không lo bị đánh cắp tài khoản ngân hàng khi mua app (do Google đã quản lý giao dịch này, không phải ePlay).

Là một “mạng xã hội”, do đó mỗi thành viên ePlay sẽ có các trang của riêng mình, tương tự như là wall hay timeline của Facebook. Trên trang này bao gồm những app bạn đã từng xem qua, lời bình luận của bạn với các app, trao đổi giữa bạn với những thành viên khác. Nếu bạn có nhiều bình luận hay và nhiều lợi gợi ý app tốt, nhiều thành viên khác sẽ theo dõi bạn (gọi là “fan”) để họ luôn nhận được những thông báo mới nhất khi bạn có bình luận hoặc đánh giá một app nào đó. Với những được theo dõi nhiều thì ePlay gọi là Guru (chuyên gia), và bạn nên follow những đó để tận dụng hết thế mạnh của ePlay. Ngoài ra, thường thì những lời bình luận của các Guru cũng thường hay xuất hiện trên giao diện chính của ePlay mỗi khi bạn chạy dịch vụ này lên.

Guru_fan_page.jpg

Bên cạnh đó, ePlay còn có các “Kênh”, thực chất là một tập hợp những app Android nào đó có điểm chung. Ví dụ, có một kênh là “Top phần mềm và game Android 10MB”, một kênh khác là “Tổng hợp ứng dụng free”, hoặc “Mỗi ngày một game hay”. Khi theo dõi các kênh này, bạn sẽ nhận được những cập nhật mới của app, những bình luận của mọi người về các app trong đó khá tiện lợi. ePlay có một nút riêng để bạn xem toàn bộ những kênh đang được mọi người quan tâm.

Xem thêm  Cán bộ nghiên cứu | PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc

Cuối cùng, tính năng mà mình rất thích ở ePlay đó là các tiện ích bổ sung. Chẳng hạn, tính năng “Gợi ý cho bạn” sẽ đề xuất những app phù hợp với sở thích của bạn dựa theo những phần mềm nào bạn từng xem qua hoặc từng bình luận. Tính năng “Giảm giá” thì đưa ra các app đang được giảm giá hoặc thậm chí là miễn phí trên Google Play Store với tốc độ cập nhật khác nhanh, trong khi tính năng “Tin hay” sẽ cho bạn xem một số bài viết liên quan đến việc sử dụng, cài đặt và mẹo vặt Android. Hơi tiếc một chút là các bài viết ở phần thủ thuật không được cập nhật liên tục, bài gần nhất đã là cách đây 2 tháng. Mình hi vọng nhóm ePlay sẽ sớm cải thiện điều này để giữ cho app luôn được mới mẻ và hữu ích.

Đặc trưng của ePlay, như đã nói ở trên, là một dạng “mạng xã hội” cho phép bất kì ai cũng có thể đăng kí tài khoản và tham gia vào. Tuy nhiên, nội dung chính không phải là những lời tán gẫu như trên Facebook, thay vào đó là một đoạn giới thiệu ngắn gọn, xúc tích về tính năng ứng dụng, các bình luận, nhận xét hoặc đề xuất các ứng dụng Android mà họ cảm thấy hay. Ngay khi vừa chạy ePlay lên thì bạn sẽ thấy lời bình luận của những thành viên khác, kèm theo đó là một ảnh thu nhỏ và tên ứng dụng mà họ vừa nhận xét. Điểm mình thích đó là giao diện này cho cảm giác quen thuộc và gần gũi tương tự như Play Store chứ không phải là một thứ gì đó quá mới mẻ, không phải là một trang với đầy các dòng chữ bình luận. Giao diện Material của Android 5.0 cũng có mặt trên ePlay với các mảng màu đỏ đậm nổi bật và hiệu ứng mượt mà (nhưng sao thanh status bar không đổi màu?)Với mỗi app hiện ra, bạn có thể xem được những thành viên viết gì về app, hay dở ra sao, có tính năng gì mới sau mỗi bản cập nhật, từ đó bạn có thể quyết định xem là có nên tải về dùng hay không. Ngay cả chính bản thân bạn cũng có quyền đánh giá app như bao người khác, đúng với ý tưởng về một mạng xã hội.Ngoài ra, ePlay còn có hệ thống ranking để bạn đánh giá “sao” cho app, tất nhiên là app hay và tốt thì sẽ nhận được nhiều sao hơn là app dở và xấu. Số lượt người dùng ePlay đã từng tải về app này cũng sẽ thể hiện rõ ràng cho bạn xem. Cái hay của ePlay nằm ở chỗ này đây, nó giúp bạn biết trước về app mà không cần phải tải về cài vào máy của mình, vừa tiết kiệm thời gian lại vừa tiết kiệm tiền bạc (đối với những app có tính phí).

Xem thêm  Điều khoản sử dụng xổ số Đại Phát

Xem thêm: Câu hỏi mệnh đề ĐÚNG – SAI (Phần 10) [đã giải] – Học Hóa Online

Rate this post

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *