cánh kiến là gì?

(Baonghean.vn) – Cánh kiến thực chất là sản phẩm nhựa của rệp cánh kiến đỏ trên thân cây chủ. Huyện biên giới Kỳ Sơn từng biết đến là địa bàn có hàng trăm ha rừng cánh kiến có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, sau thời kỳ hoàng kim, cánh kiến dần biến mất mà chưa có cách nào phát triển trở lại.

Nuôi thả cánh kiến đỏ là nghề truyền thống của nhiều người dân huyện Kỳ Sơn. Bằng cách nuôi loài côn trùng kiến đỏ trên thân cây chủ như cây pịt niệng, cây đậu thiều, cọ khiết, cọ phèn… để thu hoạch nhựa là phần dịch do kiến tiết ra trên thân cây.

[external_link_head]

Loại nhựa này có rất nhiều công dụng. Về y học, chúng có tính thanh nhiệt, giải độc. Về công nghiệp, nhựa cánh kiến để làm phẩm màu, sơn và mạ những sản phẩm đòi hỏi chịu nhiệt, acid, những ác động của khí hậu khắc nghiệt. Sản phẩm từ cánh kiến còn được sử dụng trong ngành hàng không để sản xuất, chế tạo máy bay, đồ điện tử cao cấp.

Cánh kiến đỏ còn dùng rộng rãi trong dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm,… Chính vì vậy, nhựa cánh kiến đặc biệt được ưa chuộng và có nhu cầu cao trên  thị trường.

Cánh kiến Kỳ Sơn - sản vật vang bóng một thờiÔng Cụt Bún Ma (bản Nọong Dẻ, Nậm Cắn, Kỳ Sơn) bên những gốc cây pịt niệng – nơi sinh sống của loài kiến đỏ.

Những năm 0877074074 là thời kỳ hoàng kim của cánh kiến Kỳ Sơn. Thời điểm đó rất nhiều bà con có nguồn nhập cao từ sản phẩm này.

Xem thêm  4 Cách đánh số trang trong Word chưa chắc bạn đã biết hết
[external_link offset=1]

Cây cánh kiến ở Kỳ Sơn có nhiều nhất ở các xã: Keng Đu, Huồi Tụ, Phà Đánh, Nậm Cắn… Có những hộ gia đình như ông Lương Phia Chắn ở bản Kèo Lực 1 (xã Phà Đánh), ông Moong Phò My ở bản Huồi Phuôn 2 (Keng Đu)… được xem là những ông “trùm” cánh kiến khi có những vụ thu hoạch được cả tấn nhựa. Thời điểm đó, nhiều người thoát nghèo, thậm chí trở nên khá giả cũng là nhờ loại sản phẩm này.

Cánh kiến Kỳ Sơn - sản vật vang bóng một thờiBởi thiếu giống nên hiện tại ông Ma đã đốn chặt hơn 300 gốc cây, số còn lại cũng không còn được chăm sóc nữa.

Tuy nhiên, do nhiều biến cố và nguyên nhân khách quan, trong khi kiến thức nuôi cánh kiến đỏ của người dân rất hạn chế, nạn phá rừng bừa bãi làm cho nguồn giống rệp cánh kiến đỏ và diện tích cây chủ bị thu hẹp.

Mặt khác cùng với biến động của thị trường tiêu thụ khiến nghề nuôi cánh kiến đỏ của đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Kỳ Sơn bị mai một dần. Giờ đây, nhiều người vô cùng tiếc nuối khi không thể duy trì được nghề đặc thù này. Hiện tại 1kg cánh kiến có giá trên dưới 1,5 triệu đồng.

Cánh kiến Kỳ Sơn - sản vật vang bóng một thờiNhững mắt cây là điểm bám cho cánh kiến sinh sống và tạo nhựa.

Chúng tôi tìm đến nhà ông  Cụt Bún Ma, ở bản Noọng Dẻ, xã Nậm Cắn. Ông Bún Ma từng được mệnh danh là “vua” cánh kiến của vùng Nậm Cắn với hơn 500 gốc cây pịt  niệng, loại cây chủ dùng để nuôi cánh kiến.

Xem thêm  Vier Lichter! (Die Outtakes #32) | Website information advice

Ông Bún Ma than thở: “Khoảng chục năm trước gia đình có trồng hơn 500 gốc pịt niệng trên diện tích 1 ha vườn đồi để lấy nhựa. Khoảng thời gian ấy, có những khi gia đình thu về cả tấn nhựa cánh kiến. Nhưng rồi từ năm 2002 đến nay thì chúng tôi đã chặt gần 300 gốc rồi,nguyên nhân chính là thiếu giống. Ngày trước mỗi lần cần kiến giống thì nhập ở Phà Đánh, Keng Đu là đủ cho cả mùa. Giờ hai xã đó cũng chả còn giống để nhập. Mà nhân giống thì chúng tôi đâu có biết làm. Mặt khác, một vài vụ có thả nhưng kiến không đậu cây. Thả cánh kiến cũng có phần may rủi, có khi mình thả rất nhiều con giống nhưng chưa chắc kiến đã chịu sống và cho nhựa trên các cây ấy, tỷ lệ chỉ nắm chắc từ 50% đến 60% mà thôi. Vậy nên giờ chỉ còn hơn 100 gốc pịt niệng nằm rải rác trong trang trại nhưng gia đình cũng chỉ biết để không vậy chứ chả có tác dụng gì”.

Qua tìm hiểu được biết, nhiều hộ gia đình ở Nậm Cắn cũng đều chung tình trạng như nhà ông Cụt Bún Ma.

Cánh kiến Kỳ Sơn - sản vật vang bóng một thờiMột cây pịt niệng con lớn lên từ gốc cây đã bị chặt.

[external_link offset=2]

Tìm hiểu tại xã Phà Đánh – nơi có dự án xây dựng vườn nhân giống rệp cánh kiến đỏ tại huyện Kỳ Sơn triển khai từ giữa năm 2013, ông Trần Quốc Đồng – Bí thư Đảng ủy xã Phà Đánh cho biết với mục tiêu xây dựng vườn giống có công suất 2,5 – 3 tấn cành giống/năm. Tuy nhiên, thực tế thì sản phẩm  trong thời điểm hiện tại thấp hơn nhiều. 11 tháng của năm nay chỉ mới thu về được 7 tạ sản phẩm. Phần giống cũng chỉ đủ cung cấp cho bà con trong xã chứ không có thừa để phân phối cho các vùng lân cận. Còn về phía người dân nằm ngoài dự án cũng khó để phát triển vùng ươm. Đặc biệt, sau khi ông Lương Phia Chắn – người “lĩnh xướng” phong trào nuôi trồng cánh kiến qua đời thì xã Phà Đánh cũng không còn ai biết ươm giống nữa.

Xem thêm  Hướng dẫn cách hẹn hò trên facebook bằng máy tính cực dễ dàng

Cánh kiến Kỳ Sơn - sản vật vang bóng một thờiSản phẩm nhựa cánh kiến. Nguồn internet

Được biết, hiện nay trên địa bàn huyện Kỳ Sơn có trên 150 ha cây chủ thả cánh kiến đỏ ở dạng phân tán đủ điều kiện để gây giống nuôi thả cánh kiến. Và mỗi năm huyện Kỳ Sơn cần ít nhất 10 tấn cành giống cánh kiến đỏ.

Tuy nhiên, nguồn giống để cung cấp cho số diện tích này là không đủ. Đây là lực cản lớn trong việc khôi phục lại sản phẩm này.

Hơn lúc nào hết, đã đến lúc chính quyền các cấp, cơ quan, ban ngành liên quan cần có chính sách hỗ trợ để khôi phục lại sản phẩm đặc thù này. 

T.Q [external_footer]

Rate this post

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *