Bạn đã phân biệt được KT1, KT2, KT3 với sổ hộ khẩu chưa?

KT1, KT2, KT3 và KT4 đều là những thuật ngữ thường gọi để chỉ nơi thường trú, tạm trú của công dân. Thế nhưng, sự khác biệt giữa các thuật ngữ này như thế nào, nó khác gì so với sổ hộ khẩu thì không phải ai cũng hiểu rõ.

Bạn đã phân biệt được KT1, KT2, KT3 với sổ hộ khẩu chưa?

Sổ hộ khẩu với KT1, KT2, KT3 có gì khác nhau? Ảnh minh họa

[external_link_head]

Cứ mỗi dịp đầu năm xin học hoặc chuyển trường cho con, khi phải khai các giấy tờ tùy thân cho việc mua nhà đất, khi phải đăng ký tạm trú ở trọ…. là mỗi lần các cặp vợ chồng trẻ lại một phen “bở hơi tai” với các loại giấy tờ xác định nhân thân và cư trú.

Trong các loại giấy tờ nhân thân và cư trú, các thuật ngữ KT1, KT2, KT3 và KT4 được nhắc đến khá nhiều, nhưng không phải ai cũng phân biệt được. Vậy sổ hộ khẩu với KT1, KT2, KT3 có gì khác nhau?

— 

Theo quy định tại Điều 24 Luật Cư trú 2006, sổ hộ khẩu là sổ có chức năng xác định nơi thường trú của công dân. Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật.

[external_link offset=1]

Trong khi đó, các ký hiệu “KT” trong KT1 hay KT3… bắt nguồn từ tên các mẫu trong bộ mẫu các giấy tờ về quản lý cư trú do Bộ Công an ban hành và sử dụng từ trước khi Luật Cư trú ra đời.

Xem thêm  Những Phút Giây Khi Còn Nhau Giờ Là Nỗi Đau, Cố Quên Đi Một Người

Các sổ hộ khẩu với ký hiệu KT1, KT2 và KT3 có thể được hiểu như sau:

– KT1: Sổ hộ khẩu thường trú của công dân, xác định nơi thường trú lâu dài của công dân. Thông thường, địa chỉ ghi trong sổ trùng với địa chỉ ghi trên Chứng minh nhân dân của mỗi người;

– KT2: Sổ tạm trú dài hạn trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Công dân đăng ký tạm trú tại huyện, quận khác huyện, quận nơi thường trú, nhưng cùng tỉnh, thành phố.

Ví dụ, công dân có hộ khẩu tại quận Hoàn Kiếm, nhưng tạm trú dài hạn tại quận Đống Đa, thì tại quận Đống Đa, công dân được cấp Sổ KT2.

Bạn đã phân biệt được KT1, KT2, KT3 với sổ hộ khẩu chưa?

Sổ tạm trú KT2 và KT3, giá trị tối đa cũng chỉ là 24 -60 tháng.

[external_link offset=2]

– KT3: Được biết đến là Sổ tạm trú dài hạn ở một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với đăng ký thường trú. Công dân được cấp sổ KT3 là người thường trú tại một tỉnh thành, nhưng đăng ký tạm trú dài hạn ở một tỉnh, thành phố khác.

Ví dụ, công dân có hộ khẩu tại Hà Nam, nhưng tạm trú dài hạn ở Hà Nội, thì tại Hà Nội, công dân được cấp Sổ KT3.

Đáng chú ý, theo Thông tư 35/2014/TT-BCA, thời hạn tạm trú được xác định theo đề nghị của công dân nhưng tối đa chỉ 24 tháng. Như vậy, đối với các Sổ tạm trú KT2 và KT3, giá trị tối đa cũng chỉ là 24 tháng.

Xem thêm  Minister KTR Counter To BJP Ramachandra Rao Comments On Jobs | NTV | Website offers tips

Nam Phương (tổng hợp)

Từ khóa: KT1 KT2 KT3 và KT4 Sổ tạm trú Sổ hộ khẩu Luật Hộ tịch Luật cư trú đăng lý tạm trú tạm vắng đăng ký nghĩa vụ quân sự giấy báo tử giấy khai sinh giấy chứng sinh giấy chuyển khẩu giấy cắt khẩu giấy giới thiệu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sổ đỏ sổ hồng đất nhảy dù đất xen kẹt đất không giấy tờ tách khẩu chuyển khẩu cắt khẩu giấy kết hôn [external_footer]

Rate this post

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *