Bạn có hiểu hết về tin nhắn SMS chưa?

Bạn vui lòng chờ trong giây lát…

Bạn hàng ngày vẫn nhắn tin SMS cho người thân, bạn bè… tuy nhiên liệu bạn có biết SMS là gì và nó hoạt động như thế nào không? Bài viết này sẽ giúp bạn.

SMS là một trong những phương thức giao tiếp và được sử dụng nhiều nhất trong truyền thông di động. Nhìn thì có vẻ đơn giản nhưng mọi chuyện bên trong, các công nghệ hoạt động không đơn giản chút nào.

[external_link_head]

Bạn có hiểu hết về tin nhắn SMS chưa?

SMS là tên viết tắt của dịch vụ tin nhắn ngắn (Short Messaging Service), một giao thức để gửi tin nhắn qua mạng không dây. Không giống như nhiều dịch vụ hiện nay, chẳng hạn như MMS và các dịch vụ gọi thoại khác, tin nhắn SMS vẫn hoạt động trên các mạng cơ bản và dựa trên 3 công nghệ mạng lớn đó là GSM, CDMA và TDMA, khiến nó trở thành một dịch vụ phổ cập cho mọi người.

Tin nhắn SMS cho phép bạn gửi một đoạn văn bản có chiều dài 160 ký tự (cả chữ cái, số và các ký tự khác). Tùy vào từng ngôn ngữ, ví dụ như tiếng Trung Quốc hoặc Ả Rập thì kích thước tối đa 1 tin nhắn SMS là 70 ký tự. Tại sao vậy? Cũng như chữ Việt Nam, nếu bạn viết có dấu thì tối đa chỉ được 70 ký tự, không dấu (như tiếng Anh) thì sẽ tối đa là 160 ký tự.

Giới hạn 160 ký tự đã được quyết định bởi Friedhelm Hillebrand, một người đã quan sát và thử nghiệm rất nhiều tin nhắn, kết hợp với một số thỏa hiệp về băng thông mang có sẵn ở thời điểm đó. Đối với ông, tin nhắn 160 ký tự là vừa đủ để chuyển tải thông tin, không quá dài cũng không quá ngắn và thường một tin nhắn có độ dài ở trong khoảng 160 ký tự này.

Xem thêm  Từng bước kiểm tra số lần sạc pin điện thoại iPhone và Android

Ngày nay, băng thông đã không còn là vấn đề cần phải quan tâm nhưng với số lượng ký tự vừa phải, việc truyền gửi tin nhắn, đặc biệt là từ quốc gia này qua quốc gia khác sẽ có độ trễ rất thấp, gần như là ngay lập tức.

[external_link offset=1]

Các tiêu chuẩn của SMS

Các tiêu chuẩn của tin nhắn SMS xác định những thông tin nào được gửi trong một tin nhắn, các bit của mã nhị phân tạo nên một lá thư và làm thế nào dữ liệu này được tổ chức, gửi và nhận qua lại giữa các thiết bị với nhau? Định dạng dữ liệu của một tin nhắn không chỉ có nội dung tin nhắn mà còn có thêm thời gian, số điện thoại gửi đến.

Chi tiết tin nhắn được mô tả từ các đơn vị giao thức PDU (Protocol Description Unit), trong các hình thức của một chuỗi hệ thập lục phân và bán số thập phân. Hệ thập lục phân là một hệ đếm có 16 ký tự, từ 0 đến 9 và từ A đến F để đại diện cho các giá trị từ 10 đến 15.

Bạn có hiểu hết về tin nhắn SMS chưa?

Định dạng PDU bao gồm các mảng thông tin sau, vài bit đầu tiên chứa thông tin về nơi gửi đến, trong đó có trung tâm tin nhắn, số của người gửi. Các bit tiếp theo là chuỗi tin nhắn.

Tiếp theo, thông tin người gửi và người nhận được chuyển thành một dạng giao thức và một thẻ để xác định chương trình mã hóa dữ liệu đã được sử dụng. Thẻ xác định mã nhằm giúp trung tâm nhận tin nhắn biết được tin nhắn đã sử dụng chương trình mã hóa nào để giải mã lại tin nhắn đó. Ngoài ra còn có nhãn thời gian và thông tin về độ dài của tin nhắn.

Xem thêm  Nên mua đồng hồ dây da hay dây kim loại? Loại nào tốt hơn?

Bạn có hiểu hết về tin nhắn SMS chưa?

Đối với một bản tin, như đã đề cập, có chiều dài 160 ký tự, trong đó một ký tự được xác định bởi 7-bits bảng chữ cái GSM. Mỗi 7-bits là kết quả trong 128 ký tự có sẵn, số, và các dấu châm câu. Ví dụ, 48656C6C6F trong bảng chữ cái GSM sẽ tương đương với từ “Hello”.

Như các bạn thấy, có rất nhiều thông tin được gửi với một tin nhắn SMS hơn là chỉ một vài câu ngắn. Các phần quan trọng trong tin nhắn sẽ giúp tin nhắn đến đúng người nhận và đảm bảo việc giải mã đúng thông tin mà người gửi muốn nói.

Gửi dữ liệu

Một tin nhắn văn bản từ điện thoại di động sẽ được lưu trữ trong trung tâm lưu trữ tin nhắn SMC (Stored Message Central), sau đó sẽ chuyển tiếp đến đích cần đến. Tin nhắn SMS thường sử dụng một kênh riêng biệt để gửi và kiểm soát các tin nhắn. Vì vậy các cuộc gọi và các dạng tin nhắn khác sẽ không bị cản trở bởi SMS.

[external_link offset=2]

Kênh điều khiển này được sử dụng để theo dõi vị trí điện thoại của bạn giúp tin nhắn có thể gửi chuẩn xác đến địa điểm mà bạn đang đứng.

Bạn có hiểu hết về tin nhắn SMS chưa?

Như đã đề cập, SMC có nhiệm vụ lưu trữ và chuyển tiếp tin nhắn đến và đi từ trạm di động cùng các tổ chức tin nhắn khác – thường là chính điện thoại di động. Lợi ích của việc lưu trữ là nhằm thông báo và gửi lại tin nếu người nhận chưa nhận được. Hoặc nếu người nhận đang ở ngoài vùng phủ sóng, mạng lỗi… thì tin nhắn vẫn được lưu trữ trong trung tâm và sẽ tự gửi lại khi người nhận đã kết nối trở lại.

Xem thêm  Cách xóa logo trong video bằng Remove Logo Now nhanh chóng

Tuy nhiên, để tìm ra vị trí chính xác nơi tin nhắn sẽ được gửi tới thì SMC cần phải nhận được vị trí của người nhận. Và đây chính là HLR (Home Location Register) – nơi lưu trữ vị trí của thuê bao trong mạng. Nhưng quan trọng nhất, HLR cũng có thể theo dõi người dùng và cung cấp vị trí chính xác của thuê bao di động nếu bạn di chuyển đến những nơi khác.

Bạn có hiểu hết về tin nhắn SMS chưa?

Trung tâm tin nhắn MSC có trách nhiệm chuyển thông tin tới các trạm di động (BSS) mà thuê bao đang ở trong vùng phủ sóng của trạm đó. Và BSS là thiết bị cuối cùng truyền tin nhắn đến điện thoại di động của bạn, đó là một cuộc hành trình dài và phức tạp với 160 ký tự.

SMS có thể là xương sống của truyền thông trong nhiều thập kỷ qua nhưng gần đây nhiều dịch vụ khác đã dần thay thế, đặc biệt là ở các nước phương Tây. Tuy nhiên tại các nước đang phát triển như ở Việt Nam thì SMS vẫn là phương thức truyền nhận tin phổ biến và được yêu thích, đặc biệt là dành cho các cặp đang hẹn hò.

androidauthority

[external_footer]
Rate this post

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *